“Quán tự tại” là một danh hiệu của Đức Quán Thế Âm bồ tát. Danh hiệu có ý nghĩa là: Chỉ cần bạn có thể quán chiếu bản thân, nhận chân rõ ràng được chính mình, thì chính tại giờ phút đó bản thân bạn đã thành tựu được “tự tại”. Bởi lẽ đó, tượng gỗ Quan Âm Tự Tại mang đến cho những người thờ phụng cảm xúc tự do, tự tại, tâm thế bình yên khi tu hành. Hãy cùng Tượng Gỗ Độc Đáo tìm hiểu kỹ hơn về những ý nghĩa sâu xa hơn của bức tượng đặc biệt này nhé.
Quan Âm Thế Âm Bồ Tát và Quan Âm Tự Tại Bồ Tát là ai?
Quán Thế Âm Bồ tát là hiện thân cho tấm lòng từ bi độ lượng của tất cả chư Phật. Quán Thế Âm tức là đấng quán chiếu, lắng nghe, suy xét âm thân của thế gian. Mỗi khi chúng sanh gặp phải khổ ách tai ương, nếu nhất tâm tụng xưng Bồ tát thì Ngài sẽ quán xét âm thanh đó và cứu họ khỏi khổ hạnh. Bởi lẽ đó, ngài là chư Phật được thờ phụng rộng rãi trong Phật Pháp Đại thừa.
Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Quán Âm Tự Tại, dựa trên môn pháp tu tập của Ngài. Tên gọi Quán Tự tại xuất phát từ việc khi quán chiếu vào sâu thẳm trong bản thân, Ngài nhận thấy năm uẩn khúc đều là giả tạm, không có tự tính, ngộ được điều đó nên đã thoát khỏi mọi ách nạn khổ đau. Hiểu một cách đơn giản hơn, quán tự tại là khi bạn quán chiếu vào chính mình, nhận rõ được chính mình thì ngay tại giây phút đó, bản thân đã được tự tại, đạt thành tự tại. Theo Bát Nhã Tâm Kinh, trong tên Quán Tự Tại thì Quán có nghĩa là chiếu, trí tuệ thấy suốt lẽ có không; Tự Tại nghĩa là tự do, cho thấy cái quả giải thoát mà Ngài đã đạt được.
Ngài Quán Tự Tại Bồ tát đã đạt được 10 thành tựu như sau:
Tâm tự tại: Không nhiễm ô sinh tử
Thọ tự tại: Kéo dài tuổi thọ, sinh mạng
Nghiệp tự tại: Chỉ làm việc lành đồng thời khuyên người khác cùng làm
Tài tự tại: theo ý vui thích mà hiện, do sở đắc Bố Thí
Sanh tự tại: tùy theo ý muốn hay hướng tới, do sở đắc của Trì giới
Giải thoát tự tại: Tùy theo y muốn mà biến hóa
Nguyện tự tại: tùy theo quán nơi vui vẻ mà thành tựu, do sở đắc của Tinh tấn
Thần lực tự tại:ối thắng Thần thông, do sở đắc của Thiền định;
Pháp tự tại: Khế lý, khế cơ, khế kinh do tuệ mà được
Trí tự tại: theo Kinh điển, do sở đắc của Trí tuệ.
Ý nghĩa thờ phụng tượng gỗ Quan Âm Tự Tại trong phật pháp
Tượng Phật Bồ Tát bao giờ cũng tạc theo hình tượng của các Ngài. Bởi vậy, khác với hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát thông thường, hình ảnh Quán Tự Tại Bồ Tát là thể hiện tâm thế tự lúc tu hành của Bồ Tát. Sự tự tại này được biểu hiện thông qua thần khí khuôn mặt, dáng ngồi, dáng đứng, cũng như cách Ngài nhìn các cảnh vật xung quanh.
Khi ngắm nhìn tượng Quán Âm Tự Tại, ai cũng được được phong thái ung dung, tự do tự tại và rất đỗi nhẹ nhàng của Ngài cảm hóa, khiến lòng thanh tịnh hơn. Nhìn vào đó, người tu hành sẽ ngộ được sự tự tại tại tâm theo hạnh nguyện của Bồ Tát. Khi chúng ta thờ tượng Quán Âm Tự Tại, chính là chúng ta tự nhắc nhở bản thân giữ tâm thanh thản, tu hành theo môn pháp mà Ngài truyền dạy, tự mình giải thoát bản thân khỏi vướng bận hồng trần.
Khi chiêm bái trước Ngài, chúng ta phải luôn luôn tự phản tỉnh bản thân phải tu hành như thế nào? Đó là phải luôn luôn quan sát, luôn luôn soi chiếu chính mình, như trong Bát Nhã Tâm Kinh có nói “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Trong cuộc sống hàng ngày, việc mà một người tu hành nên làm không phải là nhìn lỗi thế gian, không chấp lỗi thế gian, mà phải tự soi chiếu chính mình, xem lỗi mình ở đâu mà sửa đổi.
Người chứng được tâm tự tại, thường sống vô cùng lạc quan. Họ chính là những đối tượng mà mọi người kết thân, bởi vì sức mạnh tự tại sẽ lan tỏa, tạo ra một trường năng lượng tích cực, giúp những người khác cảm nhận rõ sự thanh tịnh, yên bình từ họ. Người sống ung dung tự tại sẽ dễ dàng đạt được những viên mãn trong cuộc sống hơn, bởi họ đã thấu suốt những “vô thường” trong cõi hồng trần này, đến và đi chẳng luyến lưu.
Một số lưu ý khi thờ cúng tượng gỗ Quan Âm Tự Tại
Việc bày trí ban thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát rất quan trọng, cần được làm một cách tôn nghiêm và thành kính.
Không được đặt tượng Quán Âm Tự Tại cùng các tượng phong thủy trong Đạo giáo như tượng Tam Đa, tượng Quan Công…. Ngày nay, nhiều gia chủ chuộng phong thủy thường sưu tầm nhiều mẫu tượng Đạo giáo khác nhau. Những pho tượng này nên được bày tại phòng khách hoặc phòng làm việc, không nên để lẫn lộn trong phòng thờ.
Lau chùi, vệ sinh tượng Phật Bà thường xuyên, thành tâm nhang khói tụng kinh niệm phật , tu hành mỗi ngày. Thờ Phật tại gia không để cầu xin những ham muốn phàm tục, mà cốt là để được Ngài giác ngộ. Thờ tượng Phật Bà Quan Âm nên thành kính dâng lên những ngày tu quả, được Ngài chỉ đường, tranh lạc lối sai lầm, đánh mất Tâm đạo. Tại ban thờ Quán Âm Tự Tại, gia chủ nên có bát hương, chén nước, bình hoa và hoa quả. Khi cúng Ngài, không cần chuẩn bị cầu kỳ, chỉ cần nhang đèn hoa tươi, và tấm lòng thành tâm. Tuyệt đối không được phép dùng chung bát hương để vừa thờ Phật vừa thờ Gia tiên.
Thờ tượng gỗ Quan Âm Tự Tại không kiêng kị bất kể ai. Đức Phật đã dạy, bất kể người tốt hay kẻ xấu, nếu đã một lòng hướng Phật thì đều có thể tu đạo.