Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn đạt được trọn vẹn, đầy đủ cả 3 điều cơ bản để có cuộc sống viên mãn: điều tốt lành (phúc); sự giàu có, thịnh vượng (lộc); sức khỏe và tuổi thọ dài lâu (thọ). Vậy nên, trong gia trạch của người Việt Nam, chúng ta thường thấy trưng bày tượng tam đa phúc lộc thọ hay trong dân gian hay gọi là Tam Đa đi cùng nhau với ước nguyện cầu cho gia đình gặp nhiều giàu sang, phú quý, may mắn, sức khỏe dồi dào. Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ thường thể hiện nụ cười viên mãn, phúc hậu, mỗi vị tượng trưng cho một ý nghĩa khác nhau nên chúng ta không thể trưng thiếu bất kỳ vị nào trong 3 vị này. Tuy là hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong các gia đình Việt Nam, xong không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của 3 vị thần này, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Sự tích tượng tam đa phúc lộc thọ :
Sự tích Ông Phúc
Ông Phúc, tên thật là Quách Tử Nghi, là thừa tướng đời nhà Đường. Ông vốn xuất thân dòng dõi quý tộc, ruộng nương bạt ngàn, suốt cả cuộc đời tham gia triều chính nhưng ông là vị quan liêm khiết, chính trực, không vì vinh hoa, phú quý mà mất đi phẩm giá con người. Vậy nên, sống cả đời là quan lớn nhưng cuộc sống không hề khá giả
Ông và vợ bằng tuổi nhau, theo người Hoa Hạ ở Trung Nguyên thì vợ chồng cùng tuổi có thể điều hòa sinh khí âm dương, là điều rất tốt. Nhờ vậy, có thể giảm bớt những bệnh tật, hóa nguy thành cơ. Hai cụ sống tâm đầu ý hợp, sống đến 83 tuổi đã có cháu ngũ đại, lại là nam tử. Theo phong tục người Hoa, sống đến khi có cháu ngũ đại giữ ấm chân nhang là điều hạnh phúc lắm, phúc to, phúc dày lắm!. Sống đến 83 tuổi, con đàn cháu đống, tất cả đều ngoan hiền hiếu thảo, 2 cụ ra đi trong thanh thản, Hai cụ được con cháu hợp táng, sống có nhau, chết cũng ở bên nhau, nào có phúc nào bằng. Vậy nên người đời gọi ông là ông Phúc.
Sự tích Ông Lộc
Ông Lộc, tên thật là Đậu Từ Quân, làm chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng ông Đậu Từ Quân là một quan tham, ông hưởng bao nhiêu là vàng bạc, châu báu, là của những tên nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho mình, cho con, cho cháu,đút lót cho ông.
Trong phủ ông, vàng bạc chất cao như núi. Tưởng cuộc sống của ông như thế đã là giàu có, vinh hoa đến tột đỉnh, ông chỉ sầu một nỗi, đến tận năm ông 80 tuổi vẫn chưa có đích tôn. Bởi lẽ vậy, ông lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh. Ông ốm rất lâu, ông nằm đến mức mà nát thịt, nát da, con cái ông không dám đến gần. Đến khi chết, ông không nhắm mắt, xuôi tay. Ông chỉ biết than:
– Lộc của ta để cho ai? Ai sẽ giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho chính ta?
Sự tích Ông Thọ
Ông Thọ, tên thật là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của ông là đã làm quan thì phải lấy lộc, không lấy lộc thì làm quan chả để làm gì. Với ông, “buôn chính trị” là cái khó buôn nhất, mà lãi cũng to nhất. Nhưng ông Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm chính, bởi ông nhất định không nhận đút lót, ông chỉ nhận lộc vua ban.
Được bao nhiêu bổng lộc, ông lại đem mua mỹ nhân về làm thê thiếp. Người đương thời truyền tai nhau rằng, trong phủ ông, gái đẹp nhiều đến độ chẳng kém gì cung tần, mỹ nữ ở hậu cung vua. Ông thọ đến 125 tuổi, nên người đời mới gọi ông là ông Thọ. Trước khi về quy tiên, ông Thọ còn kịp cưới về một thôn nữ xinh đẹp mới vừa cập kê. Theo như ông bảo, để thọ như vậy, ông đã biết lấy âm dưỡng dương.
Vì ông muốn có nhiều của cải, cho nên cả đời ông chỉ tìm lời hay ý đẹp để lấy lòng vua.
Ông Đông Phương Sóc 125 tuổi mới nhắm mắt xuôi tay. Đến khi chết, thì chỉ còn đứa chút bốn đời lo ma chay, còn cháu chắt đều chết hết cả.
Qua sự tích về 3 ông, chúng ta nhận ra rằng, trong ba điều ước Phúc, Lộc, Thọ ấy chỉ có thể được một mà thôi. Được cái này lại mất cái kia, 3 vị Tam Đa tượng trưng cho 3 điều khao khát nhất của mỗi người, nhưng dù vậy mỗi ông, 3 vị quan lớn cũng chỉ có một điều viên mãn. Ba vị đó được dựng lên ba hình tượng khác nhau, không có ý nói chúng ta học những thói xấu như hối lộ, buông thả, hám sắc… mà rút ra bài học cho riêng mình để lựa chọn lối sống phù hợp.
Ý nghĩa phong thủy tượng tam đa phúc lộc thọ
Ông Phúc
Ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Theo quan niệm xưa, nhà đông con là nhà có phúc nên còn thấy tượng gỗ Phúc có hình ảnh một đứa trẻ nắm lấy áo ông, hoặc nhiều đứa trẻ vây quanh hay là con dơi bay xuống chỗ ông (dơi phát âm giống “phúc”).
Ông Lộc
Ông Lộc hay Thần Tài là biểu tượng cho sự giàu sang, thịnh vượng. Theo sự tích, Ông Lộc là một quan lớn của triều đình, lắm tiền nhiều của. Tượng gỗ ông Lộc thường tay mang “cái như ý” hoặc thường có một con hươu đứng bên cạnh (hươu cũng được phát âm giống “lộc”).
Ông Thọ
Ông Thọ tượng trưng cho sự sống lâu, mạnh khỏe, không bệnh tật với hình ảnh khắc họa trên tượng gỗ ông Thọ là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm có con hạc.
Bộ tượng gỗ tam đa đẹp mang nguyên khí sao Lục, Bạch, Kim Tinh có tác dụng rất lớn. Cát khí đem lại cho gia chủ nhiều phúc lộc và công danh tăng tiến, tiền tài như nước thường dùng để tăng cát khí cho sao Lục Bạch, Nhất Bạch chủ về phúc lộc, công danh, sự nghiệp, đường học hành hoặc gia tăng tuổi thọ, sức khoẻ và cầu mong con cái…
Cách trưng bày tượng gỗ Phúc Lộc Thọ
– Tượng gỗ 3 vị Tam Đa luôn phải đặt theo đúng thứ tự để phát huy tính phong thủy cao nhất:
- Tượng Phúc: đặt bên phải
- Tượng Lộc: đặt ở giữa
- Tượng Thọ: đặt bên trái
– Nên đặt tượng tam đa phúc lộc thọ cao to đẹp trong những căn phòng chính trong gia trạch như phòng khách, phòng thờ, phòng làm việc,…. Tượng nên được đặt ở vị trí trang nghiêm. Khi trưng tượng không nên để bám bụi hoặc ở các nơi khuất tầm mắt tượng. Để tượng nên hướng về phía cửa chính để đón Phúc Lộc Thọ vào nhà.
– Không được để tượng Tam Đa gần hoặc trong nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc phòng ngủ, gây ô uế, mất đi sự linh thiêng của tượng.
– Những vị trí nên đặt tượng Gỗ Phúc Lộc Thọ giúp gia chủ hút tài lộc
- Quầy thu ngân: Tiền tài dư dả
- Trên nóc bàn thờ ông địa: Thuận tiện thờ cúng các ngài
- Phòng làm việc: Phấn chấn tinh thần, thuận buồm xuôi gió
- Phòng khách: Đón phúc lộc thọ vào nhà, khách quan vui vẻ.