Quan Công là một danh tướng nổi tiếng với lòng trung nghĩa sắt son, hào hiệp trượng nghĩa. Ông là một trong những nhân vật lịch sử được biết tới nhiều ở khu vực Đông Á, và rất được nhiều người kính trọng, trưng bày tượng gỗ Quan Công trong nhà.
1. Quan Công là ai?
Quan Công – Quan Vũ, tự là Vân Trường, còn được gọi bằng rất nhiều cái tên khác nhau như Quan Đế hay Mĩ Nhiệm Công.
Sinh thời, Quan Vũ giỏi cả võ lẫn văn, tuy nhiên, do phạm tội, ông phải bỏ quê hương để tới quận Trác, cùng với Lưu Bị và Trương Phi kết nghĩa làm huynh đệ tại đây.
Dũng tướng Quan Công đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tạo lập nên nhà Thục Hán cùng Lưu Bị. Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” , ông có trong danh sách “Ngũ hổ tướng” cùng với 4 vị võ tướng khác là Trương Phi, Hoàng Trung, Triệu Vân và Mã Siêu.
Vì đóng góp to lớn của ông với sự thành lập nhà Thục Hán, cũng như tính cách hào hiệp, nghĩa khí, một đời trung thành nên sau khi mất, Quan Vân Trường là cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật như: tranh vẽ, kinh kịch, tượng gỗ Quan Công… hay nổi tiếng nhất chính là “Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Đây là tác phẩm tạo dựng hình ảnh tỉ mỉ và chi tiết nhất về ông, và dần dần hình tượng Quan Công được khắc họa sau này phần nào đều có sự ảnh hưởng của tác phẩm kinh điển này.
Quan Công sau thời gian dài được dân gian thờ tự và phong làm Quan thánh, Quan đế, thì được vua Hàm Phong phong thành Quan Võ – sánh vai với Quan Văn Khổng Phu Tử. Đây là đại diện của 2 bên văn – võ, là thước đo của người quân tử trong thời xưa tại Trung Quốc.
2. Ý nghĩa tượng gỗ Quan Công:
Quan Vân Trường qua thời gian đã đi vào nhiều nền văn hóa, và được khắc họa, tầm ảnh hưởng cũng có sự khác biệt:
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa: Quan Công được miêu tả có khuôn mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày ngài, người cao 2m, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao cưỡi trên ngựa Xích Thố, dáng vẻ oai phong lẫm liệt, tính tình hào hiệp, trượng nghĩa, sức chiến đấu mạnh mẽ địch vạn người. Qua bút pháp của La Quán Trung, Quan Công là một tướng có nhiều ưu điểm: giỏi cả võ lẫn mưu, tính thẳng thắn, cương nghị, giữ lễ nghĩa, ân oán phân minh, biết phục thiện… đặc biệt là oai phong lẫm liệt, kiên trung bất khất – là hình ảnh thường được nhắc đến nhất mỗi khi nhắc tới Quan công.
Trong Phật Giáo:
Truyền rằng người sáng lập ra thiền phái Thiên Đài là Trí Giả đại sư, triều Tùy, ông từng “nhập định” tại núi Ngọc Tuyền, Kinh Châu và nghe được “tiếng gọi của Quan Vân Trường” – “Trả đầu cho ta!”. Trí Giả đại sư hỏi lại – “Ngài qua năm cửa trảm sáu tướng, giết người vô số, vậy ai trả đầu cho bọn họ?”.
Vị đại sư này sau đó đã giảng giải Phật pháp cho Quan Vũ, khiến Quan Công hổ thẹn mà xin được truyền thụ “tam quy ngũ giới”, trở thành đệ tử Phật môn và thề nguyện làm Hộ pháp cho Phật giáo.
Về sau, nhân vật anh hùng được người dân Trung Quốc kính ngưỡng Quan Vân Trường trở thành Già Lam bồ tát, cùng với Vi Đà bồ tát là hai đại Hộ pháp của Phật giáo. Trong các chùa miếu thờ Phật, Già Lam là Hữu hộ pháp, Vi Đà là Tả hộ pháp.
Trong tín ngưỡng dân gian tại Việt Nam: Do ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa sau một ngàn năm Bắc thuộc, việc thờ Quan Vũ ở Việt Nam có từ nhiều thế kỷ, từ Bắc đến Nam. Người Việt Nam thờ ông trong nhiều chùa, thờ chung với Phật, gọi là Hán Thọ Đình Hầu, hay phổ biến là Quan Thánh Đế Quân.
Trong dân gian tôn ông là thần Trung Nghĩa, nên ban thờ thường đặt trong điện Quan Đế, có khá nhiều đền, chùa, miếu thờ Quan Công trải dài từ Bắc vào Nam. Hiện nay, việc thờ cúng, hoặc trưng bày tượng gỗ Quan Công trong nhà vì có những đức tính cao đẹp, đủ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Đối với người dân Trung Quốc và khu vực Đông Á, Quan Công là một trong năm vị tướng tài góp công rất lớn trong việc tạo dựng nhà Thục Hán. Hơn nữa, trong các vị tướng nổi tiếng của lịch sử, ông là người có tính tình nghĩa hiệp, cương trực, luôn sẵn lòng bênh vực kẻ yếu thế, công bằng, trung thực.
Vì vậy, nhân gian đã thần thánh hóa và thờ phụng Quan Công như một vị thánh mang lại bình an, hạnh phúc, hóa giải hung khí, thuận lợi trong việc làm ăn, thăng quan tiến chức. Nhiều người thường chọn các bức tượng gỗ Quan Công cưỡi ngựa, đọc sách hay cầm đao để thờ phụng và trưng bày.