Ý nghĩa tượng gỗ ngũ điểu chầu hoàng

Vẻ đẹp và giá trị của tượng gỗ ngũ điểu chầu hoàng 

Xuất phát từ truyền thuyết Phượng Hoàng là vua của bách điểu, là một trong tứ linh: Long, Lân, Quy, Phượng.

Trong khi long tượng trưng cho nam giới, hùng mạnh, cứng cỏi; thì phụng tượng trưng cho nữ giới, thướt tha, uyển chuyển. Do đó, từ xưa, trên mũ, áo của nhà vua hoàng đế đều có trang trí hình rồng còn trên mũ, áo của hoàng hậu có trang trí hình phụng hoàng. Bên trong cung điện và ở nhiều công trình kiến trúc thời xưa đều được chạm trổ, vẽ hình ảnh long, phụng như biểu tượng cao quý, uy quyền, mỹ thuật, thanh tao. Với hình ảnh Phụng hoàng có đuôi dài chấm nhãn, vừa giống chim trĩ, vừa giống chim công , con mái (loan) có lông ngũ sắc nhưng sắc xanh óng ánh nhiều hơn, còn chim phụng cũng lông ngũ sắc nhưng màu đỏ tía nhiều hơn.

Phượng hoàng là hình tượng rất phổ biến từ chốn cung đình đến sinh hoạt văn hóa, là linh vật được phát họa trong tưởng tượng từ ngàn xưa cho tới nay với bao truyền thuyết.
Phượng hoàng là linh vật thiêng  với phượng là chim trống, hoàng là con chim mái còn gọi là loan, luôn luôn sát cánh bên nhau vượt đại dương, núi rừng, thảo nguyên bát ngát, bay tận trời xanh, cỡi mây, lướt gió.

Hình ảnh loan phụng tượng trưng cho điều lành, tốt đẹp, bền vững bên nhau, vì vậy, khi chúc mừng cho đôi uyên ương được nên duyên tốt đẹp, dùng “Loan Phụng Hòa Minh” để bầy tỏ duyên tơ thắm thiết vợ chồng. Loan phụng thể hiện rõ nhất cho sự gắn bó, hài duyên đôi lứa. Loan phượng là hình ảnh biểu trưng cho sự hài hoà, cân xứng và đẹp đôi của trai và gái

Ngày nay nhiều hộ gia đình thường sử dụng vật phẩm phong thủy Phượng Hoàng nhằm cầu mong sự may mắn và thành công trong cuộc sống. Nổi bật trong số đó không thể không kể đến tượng gỗ ngũ điểu chầu hoàng.

Ngũ điểu chầu hoàng gỗ hương ta

Từ xưa đến nay hình tượng ngũ điểu chầu hoàng  được giới vương công quý tộc sử dụng với nhiều ý nghĩa như :

Xuất phát từ truyền thuyết Phượng Hoàng là vua của bách điểu. Việc đặt tượng ngũ điểu chầu hoàng trong nhà giống như tượng rồng và hổ, nhằm khẳng định quyền uy chí tôn và tầm ảnh hưởng tới xã hội của gia chủ.

Tập quán của phượng hoàng là loài chim cần cù, chăm chỉ, nên tượng gỗ chim phượng hoàng mang ý nghĩa thúc đẩy tính chăm chỉ, cần cù, noi gương theo tính cách của Vua Bách Điểu.

Mang trên mình bộ lông sặc sỡ cấu thành từ các loại lông đẹp nhất của muôn loài chim, nên tượng phượng hoàng lửa bằng gỗ mang lại những may mắn thịnh vượng cũng như phú quý đến cho gia đình.

Tượng gỗ ngũ điểu chầu hoàng biểu tượng cho sự cao quý, ý muốn cầu chúc vạn sự tốt lành, công thành danh toại, rất thích hợp để trưng bày trong nhà hoặc làm quà biếu tặng.

Hình tượng Ngũ điểu chầu hoàng còn tượng trưng cho một tổ chức có tinh thần đoàn kết,cấp dưới phục tùng, kính trọng cấp trên,quy tụ thành một mối gắn kết, là một tổ chức không thể nào tách rời.

Việc trưng bày tượng gỗ Ngũ điểu chầu hoàng thể hiện sự sùng kính đối với người đứng đầu, bậc lãnh đạo, thể hiện quyền uy tối cao của gia chủ.

Tượng gỗ ngũ điểu chầu hoàng mang đến ý nghĩa về quyền lực, địa vị trong xã hội, là biểu trưng của may mắn và điềm lành cùng với sự cần cù chăm chỉ cần cù vượt qua khó khăn để nhận được sự kính trọng từ người khác.

Do đó nên được đặt tượng trong nhà, ở những vị trí cao ráo, trên kệ, trên tủ để ánh hào quang của nó được rọi sáng. Chim Phượng hoàng phù hợp với hướng Nam mệnh Hỏa, với ý nghĩa với ánh lửa phương Nam. Chính vì vậy có thể đặt tượng theo hướng bức tường phía Nam của gia trạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0938 410 333