Voi là hình ảnh rất quen thuộc với người dân Việt Nam, hình ảnh chú voi xuất hiện từ rất sớm, trong những câu chuyện từ xưa kể lại như sự tích Sơn tinh-Thủy tinh, truyền thuyết Hai bà Trưng,… , trong những câu chuyện chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Trong văn hóa của người phương Đông, Voi là linh vật của của sức mạnh, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Trưng bày tượng voi gỗ được cho là sẽ được phù trợ về nhiều mặt cuộc sống vui vẻ, mạnh khỏe, sung túc hơn.
Voi – Hình tượng đặc biệt trong văn hóa Việt Nam
Trong những truyền thuyết đầu tiên thời kỳ Hùng vương, Voi chín ngà là sính lễ mà Vua Hùng đưa ra khi Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn Mị Nương. Sử sách nhắc đến việc sử dụng voi và thuần dưỡng voi từ thời Hai Bà Trưng đánh Hán và bà Triệu đã dùng voi vào trong trận chiến đánh quân Ngô . Trong thời đại phong kiến Việt Nam, voi được sử dụng rất nhiều trong quân sự lẫn dân sự, trong đó voi nhà và voi rừng chiếm tỉ lệ lớn. Đến thời đại Quang Trung, voi là được sử dụng như chiến binh cừ khôi nhất, giúp nhà vua đánh thắng Chúa Trịnh dẹp Chúa Nguyễn, đánh tan quân Thanh, quân Xiêm nhăm nhe xâm lược.
Voi đã được xuất hiện trong nghệ thuật Việt một cách đậm nét và lâu dài, được các nghệ nhân tạo hình Việt đặc biệt quan tâm. Từ thời văn hóa Đông Sơn, cách đây gần hai nghìn năm, người ta đã tìm thấy hình ảnh con voi trong di chỉ Làng Vạc (Nghệ An) là đế của một cây đèn nhiều đĩa, nhiều tầng, voi còn xuất hiện trên mặt trống đồng Đông Sơn. Trên những chiếc dao găm đồng, trên đốc là tượng voi, ở huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. Voi còn xuất hiện trong các tác phẩm hội họa. Bên cạnh những chiếc thạp hoa nâu được vẽ chiến binh cưỡi voi xông pha chiến trận trong các tác phẩm mỹ nghệ thời Lý – Trần, Thời Lê sơ và Lê Trung Hưng, voi còn xuất hiện nhiều hơn trên các tác phẩm gốm, đồng, đá.
Voi còn là linh vật đặc biệt trong phật giáo. Trong Phật giáo, voi được coi là biểu tượng của sức mạnh tâm thức. Tại thời điểm khởi đầu của tu tập, tâm thức chưa được kiểm soát được miêu tả bằng một con voi xám chạy hoang phá huỷ mọi thứ trên đường bất cứ lúc nào. Sau khi tu tập, tâm được kiểm soát được tượng trưng bằng một con voi trắng đầy sức mạnh và hùng dũng, có thể đi đến bất cứ nơi đâu và vượt qua tất cả những chướng ngại ở trên đường. Voi sáu ngà trắng chính là vật cưỡi của Phổ Hiền bồ tát (Samantabhadra), là biểu tượng của trí tuệ chiến thắng sáu giác quan. Vì voi là con vật thông minh nhất trong các loài thú nên trong truyền thuyết, khi Phật Thích Ca nhập vào trong bụng mẫu hậu Siri Mahamaya qua hình dạng một bạch tượng, ám chỉ một bậc hiền giả giáng sinh.
Ý nghĩa của tượng Voi Gỗ trong phong thủy
Biểu tượng của sức mạnh, quyền lực:
Trong Hán học, voi là “Tượng”, đồng âm với từ “Thừa Tướng”, chức quan lớn nhất trong triều đình phong kiến xưa. Bởi vậy, tượng voi phong thủy là biểu tượng cho sức mạnh cũng như tài trí của bậc tài nhân, “dưới một người mà trên vạn người”.
Thu hút may mắn, tài lộc:
Ai cũng biết, loài voi rất giỏi sử dụng vòi của mình để hút nước. Trong khi đó, nước (yếu tố Thủy trong Ngũ hành) trong phong thủy tượng trưng cho tiền tài, của cải dồi dào. Do đó, một công dụng tuyệt vời của linh vật này giúp cho gia chủ thu hút may mắn, tài lộc và thành công trong kinh doanh.
Cầu mong con đàn cháu đống
Theo phong thủy, voi là hình ảnh tượng trưng cho sinh đẻ. Nhiều cặp vợ chồng đặt tượng voi tại phòng khách hoặc phòng ngủ để cầu mong con cái. Chính vì nó sẽ mang đến sự yên lành và hòa hợp, giúp tăng cường khí vượng để cho gia chủ sớm có con cái đầy nhà.
Biểu tượng cho ước muốn hòa thuận:
Tuy là loài động vật to lớn nhưng bản tính của loài voi là hiền lành. Vì thế, trong phong thủy, tượng voi là biểu tượng cho sự hòa thuận êm ấm. Mang nguồn năng lượng tích cực, tượng voi phong thủy còn giúp hóa giải những cãi vã, mâu thuẫn trong mối quan hệ vợ chồng.
Theo quan niệm phương Đông, loài voi còn được xem là linh vật trấn trạch, giữ nhà rất giỏi. Tượng voi bài trí hai bên cổng nhà hoặc văn phòng sẽ giúp cho gia chủ luôn gặp mọi bình an và may mắn trong cả công việc lẫn cuộc sống.
Tăng cường trí thông minh:
Trong truyền thuyết, Voi là loài vật có trí thông minh cao nên nhiều gia chủ lựa chọn trưng bày tượng voi bằng gỗ trên bàn học của con cái để khai mở trí tuệ cho trẻ.
Một số lưu ý khi bài trí tượng voi gỗ
Tượng voi gỗ theo phong thủy nên được đặt tại những vị trí cao ráo, thoáng đãng, sạch sẽ trong ngôi nhà. Vị trí đặt tượng voi sẽ phụ thuộc vào mong muốn cụ thể của từng gia chủ:
- Hướng chính Bắc: mang lại mọi điều may mắn về tiền tài và một cuộc sống sung túc đầy đủ cho gia chủ
- Hướng Tây: xua đuổi, giải trừ những nguồn năng lượng xấu,tà khí độc hại cho trẻ nhỏ trong gia đình
- Phòng khách: cầu mong vạn sự bình an, gia đình hòa hợp và hòa thuận giữa các thành viên
- Phòng ngủ: cầu mong con cái
- Bàn làm việc: cầu mong sức mạnh. quyền lực, khai mở trí tuệ, làm việc hanh thông
- Bàn học: khai mở trí thông minh cho con cái
- Cửa nhà và quay mặt vào trong: thu hút may mắn và phước lành cho gia đình
- Cửa nhà và hướng mặt ra ngoài: giữ nhà, ngăn chặn xui xẻo, tránh mất mát
- Nhà gần sông, hồ: đặt tượng voi hướng về phía sông hồ để hút nguồn khí Thủy, mang lại cho gia chủ nhiều may mắn và thịnh
- Ngoài ra, bạn không nên sử dụng tượng voi mà vòi cuộn vào bên trong. Vì đây là hình tượng của voi sẵn sàng chiến đấu. Điều này mang lại tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng rất lớn đến mọi thành viên trong gia đình.